Oxi hóa bã nhờn (Sebum oxidation), điểm khởi đầu của mụn
Kết luận của những nghiên cứu khoa học trong suốt thập niên vừa qua chỉ ra rằng mọi loại mụn nhọt bắt đầu từ việc viêm nhiễm bã nhờn, hoặc oxi hóa bã nhờn. Tất cả những thứ khác bạn từng nghe nói đến như: chế độ ăn, stress, hormone và khác nữa, chỉ đơn giản là tạo điều kiện cho oxi hóa bã nhờn xuất hiện.
Bã nhờn là chất sáp cấu thành bởi triglycerides, acid béo, và các chất béo khác. Trong đó, squalene (một loại hydrocarbon không bão hòa) và linoleic acid liên quan nhiều nhất đến mụn.
Squalene
Squalene có tác động thiết yếu đến sức khỏe làn da. Vì lý do đó rất nhiều công thức sản phẩm chăm sóc da đều chứa squalene. Tuy nhiên, chất này đi kèm tác dụng phụ khi bị oxy hóa ( Tìm hiểu quá trình oxy hóa). Khi bị oxy hóa squalene trở thành squalene preoxide, một chất gây mụn.
Nghiên cứu (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed…) chỉ ra rằng bôi squalene peroxide lên tai thỏ gây ra mụn. Mức nghiêm trọng của mụn liên quan đến độ oxy hóa của squalene. Nói cách khác, squalene bị oxy hóa một phần chỉ gây ra một chút mụn, trong khi squalene bị oxy hóa toàn phần gây mụn nang nghiêm trọng.
Review năm 2010 về nghiên cứu nêu trên kết luận như sau:
– Khả năng gây mụn của squalene preoxide đã được chứng minh qua thí nghiệm trên tai thỏ. Lượng squalene preoxide tìm thấy có tương quan dương với kích cỡ của mụn.
– Các chất trung hòa chất béo trong mụn. Monica Ottaviani, Emanuela Camera, Mauro Picardo. Mediators Inflamm. 2010; 2010: 858176. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/art…
Chưa có ai từng nghiên cứu tác động của squalene peroxide lên da người. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong vòng 50 năm qua tìm thấy squalene peroxides tăng cao ở các bệnh nhân mụn. Nghiên cứu gần đây tiếp tục khẳng định thông tin này (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed…)
Một nghiên cứu năm 2014 (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed…) chỉ ra: người bị mụn nhẹ có lượng squalene peroxide trong bã nhờn nhiều hơn 79% so với người không bị mụn. Sau bốn tuần điều trị bằng retinol và kem chứa vitamin E, squalene peroxide giảm 56%. Vùng được thoa kem cũng giảm hẳn hai hiện tượng viêm và tăng-lớp-sừng (hyperkatinization)
Linoleic acid
Linoleic acid (LA) là một acid béo quan trọng khác đối với da. Tồn tại tương quan ngược chiều giữa lượng bã nhờn được tạo ra với mức độ tập trung linoleic acid; ví dụ: lượng bã nhờn tạo ra càng nhiều, mức độ tập trung linoleic acid càng thấp. Điều này lý giải tại sao người bị mụn có ít LA trong bã nhờn. Một nghiên cứu (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/…) chỉ ra: người bị mụn có lượng LA trong bã nhờn thấp hơn 65% so với người không bị.
Suy giảm LA tạo ra rào cản trong ống nang lông. Nếu coi các lỗ châng lông (nang) như một chiếc ống, Suy giảm LA tạo ra các lỗ trong thành ống, làm chúng yếu hơn. Điều này khiến ống nang lông dễ bị gãy, các chất bên trong nang lông chảy ra ngoài bề mặt da. Một số trong đó chứa các thành phần gây viêm (vd: khuẩn độc), dễ gây kích ứng/viêm nhiễm da.
Mụn không thể xảy ra nếu thiếu quá trình oxy hóa bã nhờn
Quá trình oxy hóa bã nhờn, hoặc peroxy hóa chất béo kể trên là nguyên nhân tạo mụn.
Năm 2010, Hai bác sỹ Bowe và Logan viết một bài báo khoa học thú vị về vai trò của peroxy hóa chất béo trong quá trình hình thành mụn. Họ kết luận như sau:
– Thực vậy, có những chỉ số cho thấy peroxy hóa chất béo giống như một mồi lửa đốt cháy sợi dây viêm nhiễm tạo mụn.
– Bowe, W. P. & Logan, A. C. Ý nghĩa lâm sàng của quá trình peroxy hóa chất béo trong hình thành mụn thường: Bình mới rượu cũ. Lipids Health Dis 9, 141 (2010). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed…
Những thứ còn lại bạn đọc về mụn như (bít lỗ chân lông, vi khuẩn, thừa chất sừng, …) đều theo sau quá trình oxy hóa mở đầu này.
Tiếp xúc với squalene peroxide, các tế bào da tăng nhanh quá trình tạo sừng (keratin) — một dạng protein cứng liên kết các tế bào với nhau. Bình thường thì các tế bào da chết sẽ lần lượt bị thải khỏi cơ thể. Quá nhiều chất sừng (keratin) ngăn cản việc thải loại tế bào chết của da — vì thế lỗ chân lông bị lấp đấy bởi các tế bào chết. Quá nhiều chất sừng (keratin) còn khiến thành lỗ chân lông bị cứng.
Kết hợp hiện tượng trên với bã nhờn, ta có thực đơn hoàn hảo cho bít lỗ chân lông — hoàn thành bước một của việc tạo mụn. Lỗ chân lông bị bít là mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn. Vi khuẩn trong lỗ châng lông bị bít tăng theo cấp số nhân cho đến khi gây kích ứng da và gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Đây là lúc mụn bắt đầu tấy đỏ.
Bã nhờn và tế bào da chết tiếp tục chảy vào trong lỗ chân lông bị bít cho đến khi mụn vỡ — giống như bóng bay bơm quá căng. Các chất gây viêm tràn ra ngoài bề mặt da khởi đầu cho quá trình hình thành mụn nang.
Một điều quan trọng cần nhớ: không quá trình trong những điều kể trên có thể xảy ra nếu không có quá trình oxy hóa bã nhờn.
Cách chế độ ăn và lối sống ảnh hưởng đến mụn
Viêm và rối loạn hormone tạo điều kiện cho oxy hóa bã nhờn for sebum oxidation to happen. Sau đây là tóm tắt về từng hiện tượng.
Hormones
Androgens (hormones nam, giống như testosterone) và insulin làm tăng lượng bã nhờn da tiết ra. Bã nhờn tăng tức là squalene tăng.
Một nghiên cứu năm 2009 (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/…) chỉ ra: squalene chiếm 15% bã nhờn, trong khi mức trung bình ở người bị mụn là 20%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng da người bị mụn sản sinh lượng bã nhờn nhiều hơn bình thường 59%. Kết hợp 2 con số này cho thấy, người bị mụn có lượng squalene bị oxy hóa cao hơn người không bị 112%.
Kết luận tương tự (nhưng ngược chiều) cũng đúng với linoleic acid. Bã nhờn tăng tức là linoleic acid giảm.
Tóm lại khi mức hormone trong cơ thể tăng lên, rủi ro bị mụn cũng tăng theo.
Insulin tăng độ nhạy cảm của da với hormones
Trái ngược với cách nghĩ của đa số các bạn có hiểu biết chút chút về mụn, phần lớn những người bị mụn không có mức hormone cao bất thường. Một số thì có, nhưng họ không chiếm phần nhiều.
Sự khác biệt nằm ở mức độ nhạy cảm của da với hormones (da phản ứng với hormones thế nào). Nghiên cứu (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/…) chỉ ra: da bị tổn thương bởi mụn rất nhạy cảm với androgen (hormones), phản ứng là tăng lượng bã nhờn tiết ra. Da (bị mụn) chuyển đổi androgen thành testoterone và DHT — những hormones dễ kích thích quá trình sản sinh bã nhờn nhất. Tất cả những enzymes cần thiết cho quá trình chuyển đồi này đều đã có sẵn trên da.
Chế độ ăn và lối sống của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến lượng hormones trong cơ thể đặc biệt là insulin. Đó là lý do tại sao rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn ít đường và ít carbohydrates dễ chuyển hóa giúp giảm mụn.
Viêm (nhiễm)
Da sử dụng các chất chống oxy hóa để bảo vệ bã nhờn. Các chất này có thể trung hòa các gốc tự do (thứ được nói quá nhiều trên quảng cáo thuốc) trước khi chúng có cơ hội để hủy hoại (oxy hóa) squalene.
Vitamin E là chất chống oxy hóa chính trên da, được chuyển vào da thông qua bã nhờn. Nghiên cứu chỉ ra hiện tượng cơ thể tự động chuyển một lượng lớn và liên tục vitamin E vào vùng da sản sinh nhiều bã nhờn. Ví dụ: bã nhờn ở dưới cằm chứa lượng vitamin E cao gấp 20 lần bã nhờn dưới cẳng tay (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/…)
Các nhà nghiên cứu tin rằng nhiệm vụ của vitamin E ở da là bảo vệ squalene khỏi quá trình oxy hóa. Tồn tại mối tương quan rất chặt chẽ giữa quá trình tiết squalene và tiết vitamin E, như khi lượng squalene tiết ra tăng cao, lượng vitamin E tiết ra cũng tăng theo.
Thiếu hụt chất chống oxy hóa khiến cho bã nhờn dễ tổn thương bởi oxy hóa, khởi phát quá trình gây mụn.
Thiếu hụt chất chống oxy hóa ở bệnh nhân bị mụn
Các nghiên cứu so sánh lượng chất chống oxy hóa ở người dễ bị mụn với người có làn da khỏe mạnh chỉ ra quá trình làm việc của chất chống oxy hóa bị rối loạn ở người bị mụn. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy bã nhờn sinh bởi da bị mụn có lượng squalene peroxide cao hơn 30% trong khi lượng vitamin E ít hơn 20% so với bình thường (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed…).
Để bù đắp lượng chất chống oxy hóa thiếu hụt ở da, cơ thể người bị mụn sử dụng nguồn dự trữ có sẵn. Ta có thể thấy qua các nghiên so sánh lượng chất oxy hóa trong máu giữa người bị mụn và người không bị (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/art…):
* Vitamin A: người bị mụn thấp hơn 33%
* Vitamin C: thấp hơn 40%
* Vitamin E: thấp hơn 45%
* Beta-carotene: thấp hơn 65%
Điều này có nghĩa hệ thống chống oxy hóa không thể bù đắp cho nhu cầu của da bị mụn. Thêm nữa, bất cứ tác nhân nào gây viêm đều góp phần làm thiếu hụt lượng chất chống oxy hóa dự trữ khiên bã nhờn càng dễ tổn thương hơn trước quá trình oxy hóa.
Sau đây là danh sách rút gọn những tác nhân dễ gây viêm, làm mụn thêm trầm trọng:
* Các vấn đề đường ruột
* Stress
* Dị ứng thực phẩm
* Dị ứng
* Hút thuốc
Các loại mụn (Bước đầu tiên tăng sức khỏe da)
Những điều đã nói trước đây áp dụng cho bất cứ ai có mụn. Trên thực tế, không thể tìm hai người có mụn y hệt nhau. Cách chữa trị cho người này đôi khi không giải quyết được cho người kia.
Đây là lúc cần phân loại mụn. Hãy cùng giải thích:
Đúng là hormones và viêm đúng cùng một vai trò khi gây mụn. Nhưng có rất nhiều thứ gây viêm và mất cân bằng hormones; như: chế độ ăn tệ, stress, và đường ruột có vấn đề. Bạn chẳng thể tìm ra nguyên nhân nếu chỉ nhìn vô da mặt người ta. Thứ duy nhất có thể kết luận ở đây: họ có mụn.
Để xử lý mụn, bạn cần phải tìm ra căn nguyên phía sau gây mụn cho mình — tác nhân gây ra các vấn đề về hormones và viêm nhiễm. Bạn có thể làm thế bằng cách xác định loại mụn mình bị. Với hầu hết mọi người, tổng hợp của nhiều tác nhân (thay vì một) gây ra mụn. Tìm ra các tác nhân đó giúp bạn xử lý vấn đề về mụn của mình từng bước một.
Bước đầu tiên tăng sức khỏe làn da
Thay vì cố gắng “trị mụn” (nghe rất to lớn và mông lung), bạn có thể giải quyết vấn đề từng bước một. Ví dụ: nếu xác định mình bị mụn do rối loạn hormones vì stress, bạn có thể thử thay đổi chế độ ăn để kiểm soát lượng hormones của bản thân, đồng thời tập yoga hoặc thiền để kiểm soát stress — lưu ý: nếu stress do vấn đề tài chính thì yoga không giúp gì bạn cả, giải quyết vấn đề tài chính mới giúp được 😉
Dễ thực hiện và đơn giản hơn rất nhiều. Vì giờ đây bạn đã có kế hoạch hành động cụ thể được thiết kế cho riêng mình. Chúc may mắn.
The An tổng hợp & dịch
The An sử dụng giấy phép bản quyền quốc tế cung cấp bởi Creative Common: https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/ Người chia sẻ nội dung phải dẫn nguồn về nội dung gốc, không sử dụng nội dung cho mục đích thương mại. (Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International)
4.6/5 - (9 bình chọn)