Theo như cách truyền thông mô tả, các chất chống oxy hóa (antioxidants) như thể giải pháp hữu hiệu chống lại mọi thứ bệnh tật. ( Tìm hiểu về quá trình oxy hóa ). Cần nói rõ ràng rằng truyền thông đã đi quá xa so với các bằng chứng khoa học về các chất chống oxy hóa. Trong một vài trường hợp chất chống oxy hóa có thể có hại (Tham khảo: http://www.sciencebasedmedicine.org/…). Tuy nhiên trị mụn là lĩnh vực mà thực tế khá gần với các kỳ vọng truyền thông. Các nghiên cứu mới đây chỉ ra viêm nhiễm (mất cân bằng oxy hóa – oxidative stress) là một trong những lý do gây mụn, và chữa trị sử dụng chất chống oxy hóa mang lại nhiều kết quả hứa hẹn.
Bài viết này trình bày vai trò của viêm nhiễm trong quá trình gây mụn và cách sử dụng chất chống oxy hóa trong điều trị mụn.
Mục Lục
ToggleNgười bị mụn có mức oxidative stress cao
Một vài nghiên cứu chỉ ra người bị mụn có mức sưng viêm (oxidative stress) cao. Một bài báo review các nghiên cứu này kết luận như sau:
“Các nghiên cứ cung cấp các chỉ số gián tiếp nhưng rất rõ ràng về sự thiếu hụt giữa mức mất cân bằng oxy hóa (oxidative stress) mà cơ thể (người bệnh) phải chịu với sự sụt giảm khả năng của hệ thống chống oxy hóa.Có vẻ như các enzymes chống oxy hóa đã bị nghèo đi với tốc độ nhanh chóng ở những người mắc sưng viêm mạn tính (thể hiện ra ngoài là) mụn.”
(Tham khảo: Mụn – vai trò của stress oxy hóa và các giá trị điều trị tiềm năng của chất chống oxy hóa – http://secure.jddonline.com/article…)
Một nghiên cứu tìm thấy mức hydrogen peroxide (chất gây viêm) ở người bị mụn cao hơn 43% so với người khỏe mạnh. Một nghiên cứu khác chỉ ra mức độ khác biệt đáng kể ở các dấu hiệu sưng viêm và chất kháng viêm giữa 2 nhóm bị mụn nhẹ và nặng. Người bị mụn nặng sưng viêm nhiều hơn đồng thời có ít chất chống oxy hóa trong cơ thể hơn so với người bị mụn nhẹ.
Cần lưu ý rằng các kết quả không đồng nhất ở mọi nghiên cứu. Một số nghiên cứu không tìm thấy sự tương quan giữa mức độ nghiêm trọng của mụn và tình trạng sưng viêm, một số chỉ thấy sự khác biệt nhỏ giữa 2 nhóm bị mụn và khỏe mạnh. Nhưng về tổng thể các bằng chứng khoa học, có vẻ như người bị mụn thường có mức sưng viêm và ít chất chống oxy hóa hơn so với bình thường.
Sưng viêm có thể dến từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như: các vấn đề về ruột, dị ứng thực phẩm, stress và thiếu ngủ.
Sưng viêm dẫn đến mụn thế nào ?
Khoa học chưa thể trả lời hoàn toàn chính xác câu hỏi có vẻ như đơn giản này. Tuy nhiên câu trả lời có thể do sự nghèo đi của các chất chống oxy hóa ở da (có ít nhất môt nghiên cứu chỉ ra da dễ bị mụn có ít chất chống oxy hóa hơn da khỏe mạnh). Trong khi đó, da lại thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây sưng viêm (ví dụ như tia UV từ mặt trời).
Không được bảo vệ bởi các chất chống oxy hóa, bã nhờn (ở da) bị phá hoại (oxy hóa). Bã nhờn thu được từ người bị mụn có chút khác biệt, có nhiều squalene (một acid béo), có lẽ bởi vì squalene chống chịu tốt hơn với quá trình oxy hóa.Vấn đề là khi squalene rất dễ gây mụn nếu đã bị oxy hóa. Trạng thái sau oxy hóa của squalene là squalene peroxide. Squalene peroxide trong da làm tăng sưng viêm đồng thời gây nghèo các chất chống oxy hóa trên da (ví dụ như Vitamin E). Nghiên cứu chỉ ra mức vitamin E ở da dễ bị mụn thấp hơn bình thường.
Sưng viêm khởi phát quá trình gây mụn
Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng sưng viêm châm ngòi cho quá trình gây mụn. Ví dụ: các dấu hiệu sưng viêm được tìm thấy trong giai đoạn đầu của mụn nhọt.
Trong một bài báo review, bác sỹ Bowe cho rằng sưng viêm giúp các khuẩn gây mụn xâm chiếm lỗ chân lông, tạo ra môi trường lý tưởng cho mụn viêm. Trong điều kiện này, vi khuẩn sinh sôi rất nhanh, gây sưng viêm ở các vị trí khác, từ đó biến nang lông bị bít trở thành mụn nhọt.
Các chất chống oxy hóa trong điều trị mụn
Nếu sưng viêm gây mụn, chúng ta có thể điều trị bằng chất chống oxy hóa không ? Vẫn chưa đủ các nghiên cứu để nói chắc chắn hoàn toàn, nhưng những nghiên cứu tiên phong gợi ý rằng có thể. Các nghiên cứu điều trị mụn bằng các chất chống oxy hóa thu về các kết quả tốt
Các nghiên cứu sử dụng sodium ascorbyl phosphate (SAP), một dạng tiền vitamin C, cho thấy SAP hiệu quả hơn benzoyl peroxide và kem clindamycin (2 chất được dùng phổ biến trong trị mụn). Tương tự vậy, nghiên cứu sử dụng kẽm (zinc) cũng thu được kết quả hứa hẹn.
Vitamin B3 cũng có thể sử dụng cho điều trị. Một nghiên cứu chỉ ra kem chứa 4% vitamin B3 hiệu quả hơn (một chút) so với kem chứa kháng sinh. 82% bệnh nhân sử dụng kem chứa B3 có cải thiện so với 68% của nhóm sử dụng kem chứa kháng sinh.
Bổ sung chất chống oxy hóa
Hiệu quả việc sử dụng các nguồn bổ sung chất chống oxy hóa (thuốc, thực phẩm, trà …). Một nghiên cứu cho thấy 30mg zinc gluconate giảm mụn 57% sau 2 tháng. Trong một nghiên cứu khác, kẽm (zinc) được so sánh với việc uống kháng sinh. Kháng sinh cho thấy kết quả tốt hơn, nhưng kẽm cho thấy hiệu quả lâm sàng trên 31% bệnh nhân. Hiệu quả lâm sàng có nghĩa là mức giảm mụn hơn 2/3.
Chiến lược chữa trị
Chuyển từ thông tin nghiên cứu thành cách thức chữa trị rất khó. Tuy nhiên, chúng ta có thể thử các bước sau:
Đừng chăm chăm diệt khuẩn mà tập trung vào sức khỏe của da.
– Tránh sử dụng các hóa chất mạnh, đặc biệt là benzoyl peroxide — Benzoyl peroxide (BP) có thể sử dụng rất hiệu quả trong điều trị mụn, nhưng cần thận trọng vì làm nghèo vitamin ở da, khiến da dễ bị sưng viêm
– Dưỡng ẩm cho da (Các nghiên cứu chỉ ra dưỡng ẩm giúp chữa trị mụn và làm mờ sẹo). Dưỡng ẩm giúp tái tạo chức năng cho da, từ đó giảm viêm sưng. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da mặt, chứa các thành phần sau: vitamin C, E, B3, kẽm và trà xanh.
– Sử dụng tinh dầu. Da nhạy cảm có mức linoleic acid (LA) thấp. LA là một acid béo ngăn ngừa sưng viêm ở da. Tinh dầu hoa anh thảo chứa nhiều chất này. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh về da (vảy nến – psoriasis, chàm – eczema, mụn) sử dụng dầu này cho điều trị.
Nếu thực sự cần thiết, sử dụng các sản phẩm bổ sung chất chống oxy hóa có chứa các chất sau:
* kẽm, hầu hết các nghiên cứu sử dụng mức 30mg
* Selenium
* Chromium
* vitamins chống oxy hóa (A, C and E)
* Vitamin B3
* Carotenoids
Lưu ý:
– Nhiều không phải là tốt. Đưa vào cơ thể một lượng lớn vitamins không bao giờ mang lại kết quả mong đợi. Vitamins là các hợp chất sinh học có thể gây hại nếu có quá nhiều trong cơ thể.
– Kiên nhẫn. Hầu hết các nghiên cứu đều cần 6-8 tuần để cho kết quả rõ ràng. Vậy nên đừng mong vào phép màu.
The An sử dụng giấy phép bản quyền quốc tế cung cấp bởi Creative Common: https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/ Người chia sẻ nội dung phải dẫn nguồn về nội dung gốc, không sử dụng nội dung cho mục đích thương mại. (Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International)