• Đăng nhập / Đăng ký
  • Tích điểm
    • Cửa hàng quà tặng Gift Store
    • Hủy phần thưởng – hoàn Anxu
  • Đại lý
    • Đăng nhập tài khoản đại lý
    • Tạo tài khoản đại lý
  • Affiliate
    • Đăng nhập tài khoản Affiliate
    • Đăng ký tài khoản đối tác tiếp thị / An-Amigo Affiliate
  • Về The An
    • Chính sách thanh toán và đổi trả
    • Quy định về quyền riêng tư

Lịch nghỉ Tết 2021 và giao hàng (bấm để xem chi tiết)

The An OrganicsThe An Organics
  • Trang chủ
  • Ưu đãi
    • Chương trình tích Anxu An Insider
    • Cửa hàng quà tặng (đổi Anxu lấy quà)
  • Uống liền
  • Thực phẩm / Bổ sung
      • Đồ uống (Sữa hạt, …)
      • Chống lão hóa
      • Chống oxy hóa
      • Tăng cường miễn dịch
      • Thải độc
      • Xương Khớp
      • Mắt/Não
      • Tiêu hóa
      • Nội tiết/Sức khỏe
      • Tóc – Móng – Da
      • Siêu thực phẩm
      • Omega 3
      • Collagen
      • Enzyme
      • Lợi khuẩn
      • Trà
      • Vitamin
      • Protein
    • Xem tất cả
  • Mẹ và bé
  • Thương hiệu
    • Thương hiệu nổi bật
      • The An Organics
      • Calgee
      • Country Farms
      • Dr. Mercola
      • Food to Live
      • Oatsome
      • Llama Naturals
      • Mary Ruth’s
      • Nutra Organics
      • SMNutrition
      • Sproos Life
      • Sprout Living
      • Sunwarrior
      • Subi
      • Unicorn Superfoods
      • Pure Synergy
      • Terrasoul
      • Pinky Up
      • Pink Stork
      • Beauty By Earth
      • DrJ Skinclinic
      • Ecomaat
      • Josh Rosebrook
    • Tất cả thương hiệu
  • Kiến thức
    • Chăm sóc cơ thể
    • Chăm sóc da
    • Ebooks
      • Ebook chăm sóc da
    • Mỹ phẩm
    • Review Sản Phẩm
    • Mẹ và bé
  • Hotline: 1900.633.803
0

Có nên sử dụng dầu hoa anh thảo trị mụn nội tiết ?

Th2 11, 2020 Chăm sóc da, Chăm sóc cơ thể, Mỹ phẩm, Trị mụn

Dầu hoa anh thảo là thực phẩm khá nổi tiếng với đặc tính được quảng cáo nhiều nhất là cân bằng nội tiết tố, giảm đau bụng kinh, làm đẹp, trị mụn.

Nhiều bạn sử dụng dầu hoa anh thảo để cân bằng nội tiết nhằm mục đích điều trị mụn nội tiết thì nhận thấy tình trạng mụn không cải thiện chút nào thậm chí còn nặng hơn. Các bạn được nghe giải thích rất đơn giản là “dầu hoa anh thảo chứa chủ yếu là omega 6 mà omega 6 thì gây viêm, nên có bạn uống dầu hoa anh thảo thì tình trạng mụn ngày càng bung bét hơn” và “dầu hoa anh thảo làm tăng hormone estrogen nhờ chứa các estrogen thực vật, tăng estrogen làm tăng mụn, đặc biệt với các bạn thừa estrogen. Liệu đây có phải thông tin chính xác?

Mục Lục

Toggle
  • Cơ bản về Omega 6
  • Giả thuyết về omega 6 gây viêm?
  • Giả thuyết Estrogen làm tăng nguy cơ mụn ?
  • Tóm lạI, có nên sử dụng dầu hoa anh thảo để trị mụn không ?

Cơ bản về Omega 6

Omega-6 là một họ của axit béo không bão hòa đa, là axit béo cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần bổ sung từ nguồn thức ăn.

Các dạng omega 6:

– Linoleic acid (LA)
– Gamma-linolenic acid (GLA)
– Calendic acid
– Eicosadienoic acid
– Dihomo-gamma-linolenic acid (DGLA)
– Arachidonic acid (AA, ARA)
– Docosadienoic acid
– Adrenic acid
– Osbond acid
– Tetracosatetraenoic acid

Giả thuyết về omega 6 gây viêm?

Trước đây, tiêu thụ lượng cao omega 6 được cho là CÓ THỂ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh bằng cách thúc đẩy viêm mãn tính cấp thấp.

LA (linoleic acid), một dạng omega 6 phổ biến, chuyển hóa thành AA (arachidonic acid), AA là tiền thân của tập hợp các phân tử eicosanoids gây viêm.

Tuy nhiên, những nghiên cứu mới gần đây cho thấy việc tăng lượng AA hoặc LA không làm tăng nồng độ của nhiều dấu hiệu viêm. Các nghiên cứu dịch tễ học thậm chí còn cho rằng AA và LA có thể liên quan đến giảm viêm (1)(2)

Theo một nghiên cứu (2) được công bố trên European Journal of Clinical Nutrition, Virtanen cho biết “AA là một tiền thân eicosanoids viêm mạnh nhưng nó cung là tiền thân của hợp chất kháng viêm và dập tắt viêm” “Hơn nữa, ngoài AA, LA cũng là tiền thân của một số chất chuyển hóa khác mà có đặc tính kháng viêm và dập tắt viêm”.

Nghiên cứu này cho thấy nồng độ cao LA trong máu liên kết với mức protein phản ứng C (CRP, C-reactive protein) thấp hơn. Protein phản ứng C (CRP) là một glycoprotein được gan sản xuất. Bình thường, không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh. Khi tình trạng viêm cấp kết thúc, CRP nhanh chóng mất đi.

Các nhà khoa học cũng không tìm thấy sự liên kết giữa các dạng omega 6 bao gồm AA, GLA, DGLA và mức CRP.

“Omega 6 đã bị cáo buộc là nguyên nhân kích thích viêm, nhưng thực tế có rất ít bằng chứng nghiên cứu về điều đó. Nghiên cứu hiện tại không phải là nghiên cứu quan sát duy nhất đã tìm thấy mối liên hệ nghịch đảo giữa omega 6 và các dấu hiệu viêm. Ngoài ra còn có dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng ngay cả việc sử dụng omega 6 rất cao (cao hơn so với chế độ ăn thông thường) không làm tăng viêm. Mặc dù về mặt lý thuyết, omega 6 có thể làm tăng tình trạng viêm (ví dụ: bằng cách tăng sản xuất eicosanoids tiền viêm), nhưng trên thực tế, nó dường như không đơn giản.” Virtanen kết luận.

(1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29610056
(2) https://www.researchgate.net/publication/320878576_The_associations_of_serum_n-6_polyunsaturated_fatty_acids_with_serum_C-reactive_protein_in_men_The_Kuopio_Ischaemic_Heart_Disease_Risk_Factor_Study

Tóm lại:

Omega 6 có gây viêm hay không, sự tương tác giữa omega 6 & omega 3 vẫn chưa được hiểu rõ. Vì thế kết luận dầu hoa anh thảo gây mụn do kích thích viêm là không chính xác

Không phải dạng nào của omega 6 cũng gây viêm, ví dụ GLA, 1 dạng của omega 6 có khả năng chống viêm mạnh. Khi cơ thể bạn phá vỡ GLA, nó sẽ tạo ra một thành phần khác gọi là dihomo gamma linolenic acid (DGLA). Khi mức DGLA trong cơ thể bạn tăng lên, nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm trong cơ thể bạn giảm xuống. Điều này có nghĩa dầu hoa anh thảo có thể làm giảm các triệu chứng viêm mụn. Dầu hoa anh thảo chứa là một loại thực phẩm chứa lượng lớn GLA. Dầu hoa anh thảo cũng được cho có tác dụng cân bằng hormone vì chứa omega 6 này.

Giả thuyết Estrogen làm tăng nguy cơ mụn ?

An có tìm đọc các nghiên cứu về estrogen và mụn nhưng chỉ thấy nói estrogen cao sẽ làm giảm hoạt động của các tuyến bã nhờn, nguyên nhân chính gây mụn chứ chưa thấy mối liên hệ tiêu cực nào ( có thể An chưa đọc đủ). Đáng chú ý là những người bị mụn nội tiết thì thường có mức testosterone cao, còn estrogen thì thấp.

1 số bạn dùng hoa anh thảo để làm tăng estrogen để giúp da đẹp hơn vì estrogen hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da theo nhiều cách, như ngăn ngừa sụt giảm collagen ở tuổi mãn kinh, duy trì độ dày & độ ẩm của da. Nhưng sự thực là các tài liệu đáng tin cậy nhắc đến mối liên hệ giữa dầu hoa anh thảo & estrogen là không có, nên đừng tin làm gì. Hầu hết các lợi ích của dầu hoa anh thảo đều nhờ GLA

Tính an toàn của dầu hoa anh thảo:

– Dầu hoa anh thảo có lẽ an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng trong thời gian ngắn. Có thể có tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như đau dạ dày và đau đầu.

– Chưa xác định sự an toàn của dầu hoa anh thảo khi dùng lâu dài.

– Dầu hoa anh thảo có thể làm tăng nguy cơ của một số biến chứng của thai kỳ.

– Dầu hoa anh thảo có thể làm tăng chảy máu ở những người đang dùng thuốc chống đông máu.
https://nccih.nih.gov/health/eveningprimrose

Tóm lạI, có nên sử dụng dầu hoa anh thảo để trị mụn không ?

Có thể nhưng dùng lâu dài thì nên cân nhắc. Với những dữ kiện trên thì cá nhân An sẽ không bỏ tiền mua nó vì với lợi ích nhờ GLA trong dầu hoa anh thảo thì An sẽ chọn omega-3 (acid béo thiết yếu mà hầu hết chúng ta sẽ không đủ do sự mất cân bằng), đặc biệt các bạn bị mụn viêm thì nên dùng omega-3 hơn, còn nếu muốn tăng estrogen thì dùng đậu nành, rẻ và có sẵn. Ngoài ra thì An không thấy điểm gì nổi bật ở dầu hoa anh thảo nữa, vì thế nên An cũng chẳng thích bán món này dù nhiều bạn hỏi.

dầu hoa anh thảomụn nội tiếttrị mụn

Chat với An nếu cần tư vấn thêm nhé

Hỗ trợ qua FacebookChat qua Zalo
Có nên dùng Nano bạc (Nano Silver) làm đẹp ?Bài trước
Hiệu quả của dầu hạt thì là đen (sau 30 ngày)Bài kế tiếp

Nền tảng trực tuyến cung cấp sản phẩm phục vụ lối sống lành mạnh


Hotline: 1900.633.803

Email: info@theanorganics.com

Website: theanorganics.com

Sống lành mạnh tiện hơn

CHỌN THỰC PHẨM BỔ SUNG CHO BẠN VÀ GIA ĐÌNH

  • Đồ uống (Sữa hạt, …)
  • Chống oxy hóa
  • Lão hóa
  • Nội tiết/Sức khỏe
  • Tăng cường miễn dịch
  • Tóc – Móng – Da
  • Xương Khớp
  • Thải độc
  • Tiêu hóa
  • Mắt/Não
  • Siêu thực phẩm
  • Collagen
  • Omega 3
  • Vitamin
  • Lợi khuẩn
  • Enzyme
  • Protein
  • Trà

CHỌN MỸ PHẨM PHÙ HỢP

  • Da dầu
  • Da hỗn hợp thiên dầu
  • Da hỗn hợp thiên khô
  • Da khô
  • Da nhạy cảm
  • Da thiếu nước
  • Da thường

Chọn theo vấn đề da

  • Da lão hóa
  • Da mụn
  • Da nám / tàn nhang
  • Da nhạy cảm
  • Da sẹo / thâm
  • Da thiếu nước
  • Da thiếu sức sống
  • Da xỉn / không đều màu
  • Làm trắng sáng da
  • Lỗ chân lông

THƯƠNG HIỆU TIÊU BIỂU

  • SMNutrition – thương hiệu cân bằng nội tiết tố sinh học số 1 Amazon trong nhiều năm
  • Sunwarrior – protein, collagen & siêu thực phẩm từ thực vật. Thương hiệu Mỹ. Sản xuất tại Mỹ.
  • Sproos Life – Hơn 10 loại Collagen thủy phân chất lượng cao. Thương hiệu Canada. Sản xuất tại Canada
  • Subi – Thương hiệu siêu thực phẩm hàng ngày của bạn. Từ Canada.
  • Country Farms – Siêu thực phẩm bổ sung toàn phần sản xuất tại Hoa Kỳ
  • Dr. Mercola – siêu thực phẩm lựa chọn bởi bác sỹ hàng đầu nước Mỹ
  • Sprout Living – Protein và siêu thực phẩm từ thực vật – chứng nhận hữu cơ USDA từ Mỹ
  • Llama Naturals – Kẹo nhai hữu cơ bổ sung, vitamin, lợi khuẩn, … từ Mỹ
  • Food to Live – Siêu thực phẩm đạt chứng nhận hữu cơ USDA từ Mỹ
  • Ecomaat – Thương hiệu sản phẩm từ hoa hồng hàng đầu Bulgaria
  • Mary Ruth’s – Thực phẩm bổ sung thiết yếu đạt chứng nhận hữu cơ từ Mỹ
  • Pure Synergy – thực phẩm bổ sung gốc thực vật
  • Terrasoul – siêu thực phẩm hữu cơ đạt chứng nhận USDA, Hoa Kỳ
  • Beauty By Earth – mỹ phẩm tự nhiên & hữu cơ cho mọi nhóm da

TÀI LIỆU & BÀI VIẾT

  • Chăm sóc cơ thể
    • Chế độ ăn uống
    • Chống oxy hóa
    • Công thức
    • Siêu thực phẩm
  • Chăm sóc da
    • Trị mụn
  • Ebooks
  • Khác
  • Mẹ và bé
  • Mỹ phẩm
  • Review Sản Phẩm

CHÍNH SÁCH

  • Chính sách thanh toán và đổi trả
  • Quy định về quyền riêng tư
  • Về The An
©2018 The An. Website hiện vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm tất cả các tính năng. Thông tin trên website chỉ dùng với mục đích tham khảo.

Mục Lục

×
  • Cơ bản về Omega 6
  • Giả thuyết về omega 6 gây viêm?
  • Giả thuyết Estrogen làm tăng nguy cơ mụn ?
  • Tóm lạI, có nên sử dụng dầu hoa anh thảo để trị mụn không ?
→ Mục Lục