Không phải cứ vi khuẩn là có hại
Rất nhiều bạn tin rằng cứ là vi khuẩn sống trên da hoặc trong cơ thể thì đều gây hại. Trên thực tế, phần lớn trong số hàng tỷ tỷ vi khuẩn đang nương nhờ cơ thể chúng ta đều có ích hoặc vô hại đối với cơ thể. Thật ra, nếu tất cả đám vi sinh vật sống trên da và trong cơ thể biến mất, bản thân chúng ta cũng khó mà sống nổi. Hầu hết vi sinh vật sống trong hệ tiêu hóa của chúng ta, nhưng cũng tồn tại một lượng không nhỏ cư trú trên da, đa số đều là các vi khuẩn vô hại. Một số tuy vô hại nhưng dưới những điều kiện cụ thể lại tác động xấu lên da. Một số thì có ích, được cho là có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Vi khuẩn cư trú trên da đôi khi được biết đến như là hệ thực vật da và được cho là tạo ra vi sinh vật da. Chúng ăn các tế bào da chết, các chất hóa học thải ra từ các tế bào cơ thể, và bã nhờn. Bã nhờn là một hợp chất giống dầu tiết ra bởi tuyến bã nhờn. Chức năng chính của chúng là làm trơn và chống thấm cho da.
Vi khuẩn cư trú và vi khuẩn sống tạm trên da
Vi khuẩn sống trên da được chia thành 2 nhóm: cư trú (lâu dài) và sống tạm. Vi khuẩn cư trú sống trên bề mặt và lớp trên cùng của da. Chúng là bạn đồng hành lâu dài của chúng ta và không bị rửa trôi khi rửa bằng xà bông và nước. Tuy vậy, chúng có thể bị loại bỏ khi tiếp xúc với các chất diệt khuẩn nhất định. Bài viết này tập trung vào những tác động của vi khuẩn cư trú trên da đối với đời sống của chúng ta.
Vi khuẩn sống tạm quá giang cơ thể chúng ta khi cơ thể ta tiếp xúc với bề mặt nhiễm bẩn. Chúng không gắn chặt vào da chúng ta như vi khuẩn cư trú và có thể rửa trôi bằng xà bông và nước. Vi khuẩn sống tạm dễ gây hại hơn vi khuẩn cư trú. Khi các chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta rửa sạch tay để tránh nhiễm khuẩn, đấy là họ đang nói đến những nguy hại tiềm ẩn vi khuẩn sống tạm có thể gây ra khi tiếp xúc với da chúng ta.
Đặc điểm da chúng ta ảnh hưởng đến các loại vi khuẩn sống trên và trong da. Da khô, da dầu, da ẩm (như vùng da giữa các ngón chân) đều chứa các cộng đồng vi khuẩn khác nhau. Nấm da cũng cư trú trên da người.
Vi khuẩn cư trú giúp tăng cường miễn dịch
Vi khuẩn cư trú được xếp vào nhóm hội sinh (commesalism). Hội sinh là mối quan hệ tự nhiên trong đó một cá thể thu được lợi ích từ mối quan hệ đó, cá thể còn lại không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên hỗ sinh (mutualism) có lẽ mới là cách gọi chính xác cho mối quan hệ giữa chúng ta và các vi khuẩn cư trú trên da. Trong mối quan hệ hỗ sinh, cả 2 cá thể sống đều có lợi.
Những bằng chứng gần đây cho thấy vi khuẩn cư trú trên da có thể bảo vệ chúng ta khỏi các vi sinh vật gây bệnh (pathogens) bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch hoặc bằng cách tạo ra các chất diệt vi trùng.
Bảo vệ cơ thể khỏi trùng Leishmania
Năm 2012, các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Dị Ứng và Bệnh Viêm Nhiễm Quốc Gia Mỹ (NIAID) thực hiện một thí nghiệm thú vị với chuột. Những con chuột có chứa khuẩn Staphylococcus epidermidis trên da chống chọi được với trùng Leishmania (một loại ký sinh trùng nguy hiểm gây hoại tử da, hủy hoại nội tạng) trong khi những con không có khuẩn trên da không làm được. Staphylococcus epidermidis cũng là một loại khuẩn phổ biến cư trú trên da người. Các nhà nghiên cứu tiên đoán rằng hiệu quả của chúng với da người cũng giống như trong thí nghiệm với chuột.
Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm nấm
Năm 2015, vẫn những nhà nghiên cứu nêu trên đưa ra một phát hiện thú vị. Khi khuẩn Staphyloccus epidermidis cư trú trên da chuột, các tế bào CD8+T cũng tăng lên trong cơ thể chúng. Các tế bào T này là một phần của hệ miễn dịch của cả người và chuột. Chúng đóng vai trò phát ra tín hiệu kích hoạt các tế bào khác trong hệ miễn dịch.
Những con chuôt với lượng tế bào T tăng cao có khả năng chống lại nấm bệnh, những con khác thì không.
Ngăn rụng tóc do viêm nang lông (Folliculitis decalvans)
Một trong những vấn đề thường gặp ở da gây ra bởi vi khuẩn là viêm nang lông (viêm nhiễm các nang lông/tóc). Mỗi nang lông/tóc là một nhà máy sản xuất lông/tóc cho da. Nang lông có thể bị viêm do nhiễm khuẩn hoặc do sưng tấy. Viêm nang lông thường xảy ra ở nơi da bị tổn thương (do côn trùng đốt, các vết cắt, xước trên da, …)
Viêm nang lông khiến hình thành những vết tấy đỏ trên da, khiến da bị ngứa. Nếu bị nhiễm khuẩn, mụn nhọt chứa các mủ sẽ hình thành. Viêm nang lông dạng nhẹ có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sỹ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Tác nhân gây bệnh hiện chưa được làm rõ hoàn toàn nhưng đôi khi có thể quy về việc thiếu vắng khuẩn Staphylococcus aureus sống trên da.
Vi khuẩn và mụn
Propionibacterium acnes là một cư dân thường gặp trên da của hầu hết mọi người. Nó sống trong các nang lông thay vì trên bề mặt của da. Các vi khuẩn ăn các axit béo trong bã nhờn, các hóa chất được tạo ra bởi các tế bào, và các mảnh vỡ tế bào. Nó cũng có thể được tìm thấy trong dạ dày của chúng ta. Giống như các vi khuẩn khác trong cơ thể, chúng thực hiện các hành vi chuyển hóa và trao đổi chất. Chúng giải phóng enzyme tiêu hóa và các hóa chất khác & làm thay đổi môi trường xung quanh nó.
Giống như các loại vi khuẩn sống trên da khác, dù là một thành viên vô hại nhưng đôi khi nó có thể gây ra các vấn đề. Khi lượng bã nhờn tăng lên để phản ứng với sự thay đổi hormone có thể làm Propionibacterium acnes tăng mạnh. Khi phát triển quá nhiều, vi khuẩn có thể gây ra mụn.
Vệ sinh tay
Giống như vi khuẩn trên da, hầu hết các vi khuẩn trong ruột đều hữu ích hoặc vô hại, nhưng có một số vi khuẩn nguy hiểm. Chúng có thể được phát tán trong phân. Vi khuẩn trong phân có thể dễ dàng chuyển sang tay khi chúng ta sử dụng nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh công cộng. Rửa tay trong những tình huống này là điều rất quan trọng. Rửa tay trước khi ăn cũng rất quan trọng để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn có hại mà chúng ta vô tình chạm phải.
Sản phẩm khuyên dùng
Bạn nên dùng các sản phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh vật trên da, hỗ trợ các vi sinh vật tốt, và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh
[products limit=”4″ columns=”3″ orderby=”popularity” ids=”7155,7059,7137″ ]
Tài liệu tham khảo
Machachlan, Allison. “NIGMS Researcher Explores Skin Cities.” MedlinePlus. https://medlineplus.gov/magazine/issues/summer12/articles/summer12pg12-13.html (accessed September 15, 2017).
“Bacteria on Skin Boost Immune Cell Function.” National Institutes of Health. https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/bacteria-skin-boost-immune-cell-function (accessed September 15, 2017).
“Skin Microbes and the Immune Response.” National Institutes of Health. https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/skin-microbes-immune-response (accessed September 15, 2017.)
“Folliculitis – Topic Overview.” WebMD. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/folliculitis-topic-overview#1 (accessed September 15, 2017).
“Boils and carbuncles.” The Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/home/ovc-20214754 (accessed September 15, 2017).
“Impetigo.” National Health Service. http://www.nhs.uk/conditions/impetigo/Pages/Introduction.aspx (accessed September 15, 2017).
Dhar, A. Damian, MD. “Cellulitis.” The Merck Manual. http://www.merckmanuals.com/en-ca/home/skin-disorders/bacterial-skin-infections/cellulitis (accessed September 15, 2017).
“Acne.” Canadian Dermatology Association. https://dermatology.ca/public-patients/skin/acne/ (accessed September 15, 2017).