Tin vui cho các bạn bị mụn, các nhà khoa học đang dần phát hiện ra các giải pháp đầy hứa hẹn cho mụn, như vitamin D. Một số nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa vitamin D và mụn trứng cá.
Những nghiên cứu này cho thấy những người bị mụn trứng cá có nhiều khả năng bị thiếu hụt vitamin D hơn những người không có mụn trứng cá và việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm mụn trứng cá.
Bổ sung vitamin D giúp giảm 35% mụn trứng cá.
Năm 2016, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã so sánh mức vitamin D của người bị mụn trứng cá với những người có làn da sạch sẽ. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị mụn trứng cá có nhiều khả năng bị thiếu vitamin D hơn những người không có mụn trứng cá. 48,8% bệnh nhân bị mụn trứng cá bị thiếu vitamin D so với 22,5% người không có mụn trứng cá.
Không có sự khác biệt về mức độ vitamin D giữa những người có mụn trứng cá nhẹ và những người có làn da sạch sẽ.
Các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra xem bổ sung vitamin D có thể làm giảm mụn trứng cá không. Họ chia 79 người bị mụn trứng cá thành hai nhóm. Một nhóm nhận vitamin D (1000 IU / ngày), và nhóm kia bổ sung giả dược.
Kết quả cho thấy số lượng mụn viêm (tổn thương đỏ, thường sưng và đau) giảm xuống trung bình 35% sau 2 tháng bổ sung vitamin D.
Chất bổ sung không ảnh hưởng đến số lượng các loại mụn không viêm (mụn đầu đen và đầu trắng).
Các nhà nghiên cứu cho rằng 1000 IU / ngày có thể không đủ, bởi vì ngay cả sau khi bổ sung thì mức vitamin D trung bình ở bệnh nhân bị mụn trứng cá vẫn thấp hơn mức được cho là đầy đủ (20 ng / ml).
Các nghiên cứu khác cũng đã xem xét mối quan hệ giữa vitamin D và mụn trứng cá.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Y khoa (Journal of Research in Medical Sciences) năm 2014 đã kiểm tra việc bổ sung canxi và vitamin D ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Phụ nữ bị PCOS có những dấu hiệu tương tự nhưng nghiêm trọng hơn phụ nữ bị rối loạn hormone, và cả hai thường có mụn.
Sự bổ sung kết hợp không có tác dụng lên mụn trứng cá. Mặt khác, phụ nữ trong nghiên cứu này đã có nhiều hoặc ít hơn mức vitamin D (trung bình 19,53 nl / ml). Một cuộc xem xét có hệ thống năm 2015 cũng kết luận rằng bổ sung vitamin D không ảnh hưởng đến PCOS.
Năm 2014, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cũng so sánh nồng độ vitamin D ở bệnh nhân mụn trứng cá và những người không có mụn trứng cá. Kết quả cho thấy 95,3% bệnh nhân bị mụn trứng cá là thiếu vitamin D – so với 56,5% ở những người không có mụn. Mức vitamin D trung bình trong số các bệnh nhân bị mụn trứng cá là 11,2 ng / ml và 19,7 ng / ml đối với những người không có mụn trứng cá.
Mặt khác, một nghiên cứu của Iran công bố vào năm 2015 cho thấy không có sự khác biệt về mức độ vitamin D giữa các bệnh nhân bị mụn trứng cá và những người có sức khỏe lành mạnh. Trong nghiên cứu này, cả hai nhóm đều có lượng vitamin D rất thấp; 8,4 ng / ml ở bệnh nhân bị mụn trứng cá và 10,4 ng / ml ở nhóm còn lại.
Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D phổ biến hơn trong số các bệnh nhân mụn trứng cá so với những người có làn da sạch sẽ_ các nghiên cứu trên da bị viêm khác cũng cho kết quả tương tự.
Việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm mụn trứng cá, nhưng chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi có thể nói đúng hay không.
Vitamin D có thể làm giảm kích ứng da và sản sinh bã nhờn
Một số nghiên cứu nuôi cấy tế bào (ống nghiệm) đã xem xét các tác động của tế bào mà vitamin D có trong da.
Vitamin D bảo vệ các tế bào da khỏi kích ứng vi khuẩn
Trong hầu hết các trường hợp, mụn trứng cá sinh ra như thế này. Được kích thích bởi các kích ứng, keratinocytes (các tế bào da chuyên biệt) nhân lên nhanh chóng và tạo ra quá nhiều protein gọi là keratin. Keratin là một chất đạm cứng kết hợp các tế bào da với nhau (móng của bạn được làm bằng keratin). Keratin thừa kết hợp với bã nhờn, dẫn đến các lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Vi khuẩn (P. Acnes) nhân lên các lỗ chân lông bị tắc và gây kích ứng ở tế bào da. Điều này gây viêm và biến lỗ chân lông bị tắc thành mụn viêm.
Nghiên cứu nuôi cấy tế bào đã cho thấy vitamin D bảo vệ tế bào da khỏi kích ứng gây ra bởi vi khuẩn.
Điều này có nghĩa là vitamin D làm giảm số lượng lỗ chân lông bị tắc đang trở thành mụn viêm. Trên thực tế, đây là những gì nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy: bổ sung vitamin D không có tác dụng lên mụn không gây viêm, nhưng giảm được số mụn viêm xuống 35%.
Các hiệu ứng khác
Các nghiên cứu cũng đã khám phá ra các hiệu ứng tế bào khác có liên quan đến mụn trứng cá:
– Vitamin D có thể ức chế mTOR. Đó là một protein điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Một lý do khiến sản phẩm sữa và đường gây mụn trứng cá là do họ tăng mTOR, khiến da sản xuất nhiều dầu hơn và dẫn đến các lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Vitamin D làm ngược lại, nó làm giảm hoạt động mTOR trong da.
– Vitamin D có thể làm giảm sự sản sinh sebum (sebocytes), làm giảm lượng dầu mà da tạo ra.
Những điều này vẫn còn mang tính thử nghiệm cao bởi những gì xảy ra trong ống nghiệm không luôn luôn giống như cơ thể sống.
Điều này có nghĩa gì với bạn? Và bạn nên thử bổ sung vitamin D?
Nếu bạn có nhiều mụn viêm (tức là bạn có mụn trứng cá từ vừa đến nặng), thì có thể thử thêm vitamin D vào chế độ điều trị của bạn( hầu hết chúng ta đều thiếu vitamin D). Hãy nhớ rằng mụn là một vấn đề phức tạp, và không chắc bạn sẽ nhận được kết quả tốt nếu sử dụng vitamin D một mình.
Nếu bạn có mụn trứng cá nhẹ mà chủ yếu không bao gồm mụn viêm thì vitamin D có thể không hiệu quả với bạn.
- Duy trì sự cân bằng thích hợp giữa K2, D3 và Canxi
- Dạng kẹo nhai thơm ngon với 3 hương vị hỗn hợp trong cùng 1 lọ: đào, xoài và mơ
- Được làm bằng thành phần hữu cơ | Không biến đổi gen | Không có Gelatin | Thuần chay | Không sữa | Không chưa hạt | Không chứa Gluten & lúa mì | Không đậu nành | Không ngô | Làm bằng đường mía hữu cơ | Thân thiện với tình trạng Celiac | Thân thiện với trẻ em | Sản xuất tại cơ sở chứng nhận GMP
- Quy cách: 60 viên
The An sử dụng giấy phép bản quyền quốc tế cung cấp bởi Creative Common: https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/ Người chia sẻ nội dung phải dẫn nguồn về nội dung gốc (link gốc) , không sử dụng nội dung cho mục đích thương mại. (Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International)